Trước khi khám phá ra thiên nga đen tồn tại trên đời (ở Úc), người ta vẫn tin rằng tất cả chim thiên nga trên đời đều có màu trắng. Phát hiện bất ngờ này đã thay đổi toàn bộ thế giới quan của nhân loại (về thiên nga).
Đừng quá quan tâm hiện tại bạn thu nhập bao nhiêu mỗi tháng, 5 đến 30 triệu không quan trọng . Mà nên tự hỏi sau 5 năm, 10 năm nữa bạn kiếm tiền bằng cách nào? Nếu sau thời gian này mà thu nhập vẵn vậy, vẫy phải đi làm thì mới có $$$ và bị “bọn” thế hệ Z “2k” chỉ tay thì ko ổn rồi. Cây ngắn ngày cho ta thu nhập nhanh nhưng ko kéo dài được, khi xãy ra biến cố như hiện tại thế 21 rồi mà vẵn xãy ra đại dịch và ko biết khi nào mới kết thúc, và các chuyện gia gọi 1 cái tên rất hay “SỰ KIỆN THIÊN NGA ĐEN” ko tin là có THIÊN NGA ĐEN nhưng nó vẫn tồn tại đấy thôi, chỉ chờ 1 cú đập cánh của “Hiệu ứng bươm bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) (còn được gọi là hiệu ứng cánh bướm) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc” Em đang tập viết LUẬN (suy nghĩ sao viết ra liền nên miễn trừ chính tả và ngữ pháp)
Chúng ta không biết rất nhiều thứ nhưng lại hành động như thể mình có khả năng dự đoán được mọi điều. Và trong cuốn sách này, tác giả Nassim Nicholas Taleb đã đi sâu vào khai thác những sai lầm của tư tưởng cố hữu ấy. Theo ông, “thiên nga đen” là một biến cố tưởng chừng như không thể xảy ra với ba đặc điểm chính: không thể dự đoán, có tác động nặng nề và sau khi nó xảy ra, người ta lại dựng lên một lời giải thích để khiến nó trở nên ít ngẫu nhiên hơn, dễ dự đoán hơn so với bản chất thật của nó. Thành công đáng kinh ngạc của Google, Facebook có thể được coi là một “thiên nga đen”, việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu cũng là một “thiên nga đen”. Thiên nga đen luôn ẩn hiện trong mọi mặt của cuộc sống với những tác động khó lường, theo cả hướng tiêu cực và tích cực.
Tinh tế, táo bạo nhưng không kém phần thú vị, Thiên Nga Đen chắc chắn là cuốn sách không thể bỏ qua cho những ai đam mê hiểu biết. Và cuốn sách này, bản thân nó cũng chính là một thiên nga đen…
Tham khảo thêm sách “Nghỉ lớn để thành công | Donald J.Trump” tại đây.
Sách “Thiên nga đen” có gồm 4 phần – 19 chương.
Sau đây là bản tóm tắt các đoạn chính trong sách
Danh Mục Bài Viết
Phần Mở Đầu: Xoay Quanh Bộ Lông Chim
Điều bạn chưa biết
Logic theo yếu tố Thiên Nga Đen khiến cho điều bạn chưa biết trở nên đáng giá hơn rất nhiều so với điều đã biết. Hãy cân nhắc rằng, nhiều yếu tố Thiên Nga Đen có thể xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn bởi sự xuất hiện bất ngờ của chúng.
Hãy nghĩ tới vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001: rủi ro ấy đã không xảy ra nếu có thể được nhận thứcmột cách hợp lý vào ngày 10/9. Nếu một khả năng xảy ra như vậy được coi là đáng quan tâm thực sự thì các máy bay chiến đấu sẽ bay tuần tiễu quanh đỉnh hai tòa tháp, máy bay ắt đã có cửa chống đạn khóa chặt và cuộc tấn công sẽ không xảy ra, chấm hết. Một sự kiện khác cũng có thể đã xảy ra. Đó là gì vậy? Tôi không biết.
Chuyên gia và “những bộ complê rỗng tuếch”
Khả năng không thể dự đoán được các biến cố ngoại lai hàm ý về khả năng không thể đoán trước được tiến trình lịch sử, nếu dựa theo tỷ trọng của những biến cố loại này trong chuỗi các biến cố.
Học cách học
Một trở ngại khác liên quan đến loài người bắt nguồn từ việc quá tập trung vào những điều chúng ta biết: chúng ta có xu hướng học những gì cụ thể chứ không phải chung chung.
Bản đồ các chương
Trình tự cuốn sách này tuân theo một lôgic đơn giản, bắt đầu từ những gì được cho là văn chương thuần túy (xét về chủ đề lẫn nghiên cứu) đến những thứ được cho là hoàn toàn mang tính khoa học (xét về chủ đề, không xét đến nghiên cứu).
✅ Hầu như tâm lý học chỉ xuất hiện trong Phần 1 và đầu Phần 2, phần còn lại của Phần 2 và Phần 3 sẽ là các vấn đề về kinh doanh và khoa học tự nhiên.
✅ Nội dung của phần 1, “Umberto Eco’s Antilibrary” (Phản thư viện của Umberto Eco) chủ yếu đề cập đến cách nhận thức của chúng ta về các sự kiện lịch sử và hiện tại cũng như những sự bóp méo hiện diện trong các nhận thức đó.
✅ Phần 2, “We just can’t predict” (Đơn giản là chúng ta không thể dự đoán được), nói về những sai lầm mà chúng ta mắc phải khi đối diện với tương lai và các hạn chế không được báo trước của một số môn “khoa học” – cũng như cách giải quyết những hạn chế này.
✅ Phần 3, “Those Gray Swans of Extremistan” (Những con Thiên Nga Xám của Extremistan), sẽ đi sâu vào chủ đề về các sự kiện cực độ, giải thích sự hình thành của đường cong hình chuông (trò gian lận trí tuệ vĩ đại) và xem xét lại những ý tưởng về các môn khoa học tự nhiên và xã hội vốn được kết hợp một cách lỏng lẻo dưới cái nhãn “phức tạp”.
✅ Phần 4 – phần Kết thúc – sẽ rất ngắn gọn.
Phần I: Phản Thư Viện Của Umberto Eco Hay Cách Chúng Ta Tìm Kiếm Sự Phê Chuẩn
Mục đích của các chương trong phần này là làm rõ vấn đề về cách xử trí kiến thức của con người – và sự ưa thích của chúng ta đối với những gì thuộc giai thoại hơn những gì thuộc về trải nghiệm.
➡️ Chương 1 mô tả Thiên Nga Đen như một cơ sở vững chắc trong câu chuyện về nỗi ám ảnh của tôi. Tôi sẽ đưa ra nét khác biệt trọng tâm giữa hai biến thể ngẫu nhiên trong Chương 3. Chương 4 sẽ quay lại bài toán sơ khai về Thiên Nga Đen một cách vắn tắt: chúng ta có xu hướng khái quát hóa cách nhìn nhận vấn đề của mình.
➡️Tiếp theo, tôi sẽ trình bày ba khía cạnh khác nhau của cùng một hiện tượng Thiên Nga Đen: a) Lỗi chứng thực (The error of confirmation), hay cách chúng ta coi rẻ phần nguyên mẫu của thư viện này (hay xu hướng chỉ xem những gì làm nổi bật vốn kiến thức chứ không phải sự ngu dốt của mình),
➡️ Chương 5; b) Liên tưởng ngụy biện (Narrative fallacy), (một lỗi lôgic có nguồn gốc sinh học), hay cách chúng ta đã tự lừa dối bản thân bằng những câu chuyện và các chi tiết vụn vặt (Chương 6); c) mức độ can thiệp của cảm xúc vào quá trình suy luận của chúng ta (Chương 7) và d) vấn đề của những bằng chứng thầm lặng, hay những mánh lới mà lịch sử đã dùng để che giấu các Thiên Nga Đen (Chương 8).
➡️ Chương 9 sẽ thảo luận về sự ngụy biện chết người của ý tưởng xây dựng kiến thức thông qua thế giới trò chơi.
Phần II: Đơn Giản Là Chúng Ta Không Thể Dự Đoán Được
Khi được yêu cầu kể tên ba công nghệ ứng dụng có ảnh hưởng nhiều nhất đến thế giới chúng ta hiện nay, mọi người thường nhắc đến máy vi tính, Internet và công nghệ la-de.
Cả ba công nghệ này đều không được hoạch định trước, không được dự đoán trước cũng như không được đánh giá đúng trong quá trình khám phá, và vẫn không được đánh giá đúng sau lần sử dụng đầu tiên. Chúng là những sự kiện có ý nghĩa to lớn.
Chúng là Thiên Nga Đen. Dĩ nhiên, chúng ta có ảo tưởng (dựa trên quá khứ) rằng những sự kiện này đang tham gia vào một kế hoạch tổng thể nào đó. Bạn có thể tự mình lập danh sách với các kết quả tương tự, dù đó là các sự kiện chính trị, các cuộc chiến hay các phong trào truyền bá tư tưởng.
Phần III: Những Thiên Nga Xám Của Extremistan
Đã đến lúc chúng ta nên tìm hiểu sâu hơn về bốn vấn đề cuối cùng có chứa đựng yếu tố Thiên Nga Đen.
Thứ nhất, tôi đã nói từ trước rằng thế giới đang di chuyển sâu hơn vào Extremistan, tức là ngày càng ít bị chi phối bởi Mediocristan – quả thực, ý tưởng này còn khó nhận biết hơn cả điều đó. Tôi sẽ chỉ cho bạn thấy cách thức của nó và trình bày những ý tưởng mà chúng ta có về quá trình hình thành sự mất cân bằng.
Thứ hai, tôi đã mô tả đường cong hình chuông Gauss như một ảo tưởng có sức lây nhiễm dữ dội, và đã đến lúc đi sâu vào vấn đề đó. Thứ ba, tôi sẽ trình bày những thứ mà tôi gọi là sự ngẫu nhiên của tập hợp Mandelbrot hay ngẫu nhiên phân dạng (fractal randomness). Hãy nhớ rằng để trở thành Thiên Nga Đen, sự kiện đó không chỉ hiếm mà còn phải dữ dội, phải là biến cố bất ngờ, nằm ngoài khả năng dự đoán của chúng ta. Bạn phải là một người khao khát có được nó. Khi xảy ra, nhiều biến cố hiếm có thể sẽ cho chúng ta nhìn thấy được cấu trúc của chúng: không dễ tính toán xác suất nhưng có thể có được ý tưởng tổng quát về khả năng xảy ra của chúng. Chúng ta có thể biến các Thiên Nga Đen này thành Thiên Nga Xám nhằm giảm tác động bất ngờ của chúng. Người nào nhận biết được khả năng của những sự kiện như thế có thể thuộc về nhóm “không ngốc”.
Cuối cùng, tôi sẽ trình bày ý tưởng của các triết gia nào tập trung vào tính bất định giả tạo. Trong cuốn sách này, tôi đã sắp xếp các nội dung chuyên ngành hơn (mặc dù không cần thiết) ở đây; bạn đọc có thể bỏ qua phần này mà không ảnh hưởng đến mạch đọc, đặc biệt Chương 15,17 và nửa sau của Chương 16 sẽ chứa đầy các chú thích. Những ai không hứng thú với phần cơ học về các độ lệch có thể chuyển sang Phần 4.
Phần Kết: Những Thiên Nga Trắng Của Yevgenia
Thiên nga đen giúp chúng ta hiểu sâu sắc về việc nhìn nhận sự ngẫu nhiên và những hạn chế mà con người gặp phải trong việc đưa ra các dự đoán.
Chính do quá tin tưởng vào trực giác khiến mất đi tính chính xác, không có khả năng để hiểu và xác định sự ngẫu nhiên, và thậm chí do cả cơ chế sinh học trong mỗi người đã khiến ta đưa ra các quyết định sai lầm, và đôi khi dẫn đến hiện tượng “Thiên nga đen” – sự cố được cho là không thể xảy ra nhưng lại xác lập lại hiểu biết của chúng ta về thế giới.
Phần lớn nội dung cuốn sách này được viết trong thời gian tôi rong ruổi khi tự giải phóng mình khỏi (hầu hết) các nghĩa vụ, công việc thường ngày, các áp lực và tiếp tục những chuyến lang thang trầm tư mặc tưởng ở những thành phố nơi tôi có một loạt các buổi diễn thuyết về ý tưởng Thiên Nga Đen. 79
Tôi chủ yếu viết trong các quán cà phê – tôi thích những quán cà phê thường thường (nhưng thanh lịch) ở khu vực gần nhà, nơi có càng ít giới kinh doanh càng tốt. Tôi cũng hay ngồi ở Heathrow Terminal 4, chăm chú viết đến mức quên cả việc “dị ứng” với sự có mặt của giới thương gia mặt mũi lúc nào cũng căng thẳng.
Nguồn sưu tầm: internet