Tóm tắt Sách Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống (Tái Bản 2018)

Sách Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống (Tái Bản 2018)

Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống là cuốn sách mà cái tên đã nói lên tất cả nội dung chuyển tải trên những trang giấy.

Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống
Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống

Danh Mục Bài Viết

Đôi lời về sách “Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống”

Bất kỳ ai đang sống đều sẽ có những lo lắng thường trực về học hành, công việc, những hoá đơn, chuyện nhà cửa,…

Cuộc sống không dễ dàng giải thoát bạn khỏi căng thẳng, ngược lại, nếu quá lo lắng, bạn có thể mắc bệnh trầm cảm.

Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống khuyên bạn hãy khóa chặt dĩ vãng và tương lai lại để sống trong cái phòng kín mít của ngày hôm nay.

Mọi vấn đề đều có thể được giải quyết, chỉ cần bạn bình tĩnh và xác định đúng hành động cần làm vào đúng thời điểm.

Nói thì có vẻ dễ nhưng những vấn đề liên quan đến các trạng thái tinh thần chẳng bao giờ dễ giải quyết. Chấm dứt lo lắng là điều không thể nhưng bớt đi sự lo lắng thì có thể, chỉ cần bạn đủ quyết tâm.


Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống khuyên bạn những cách để giảm thiểu lo lắng rất đơn giản như chia sẻ nó với người khác, tìm cách giải quyết vấn đề, quên tất cả những điều lo lắng nằm ngoài tầm tay,…

Cố gắng thực tập điều này hàng ngày và trong cuộc sống chắc hẳn bạn sẽ thành công, có thể, không được như bạn muốn, nhưng chỉ cần bớt đi một chút phiền muộn thì cuộc sống của bạn đã có thêm một niềm vui.

Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống
Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống

Tham khảo thêm sách kỹ năng sống tại đây

Tóm tắt sách “Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống”

Mời đầu sách là lời tựa

9 gợi ý giúp phát huy cao nhất tác dụng của quyển sách

1/ Nuôi dưỡng khát vọng nắm vững các nguyên tắc chế ngự lo lắng.

2/ Đọc mỗi chương hai lần trước khi chuyển sang chương kế tiếp.

3/ Khi đọc, thường xuyên dừng lại hình dung bạn sẽ vận dụng mỗi gợi ý như thế nào.

4/ Gạch chân những câu, từ, ghi ra bên lề những ý quan trọng.

5/ Xem lại quyển sách này hàng tháng.

5/ Vận dụng các nguyên tắc mỗi khi có cơ hội. Sử dụng quyển sách này như một sổ tay làm việc giúp bạn giải quyết các rắc rối hàng ngày.

7/ Biến việc học trở thành một trò chơi thú vị bằng cách hứa trả cho một người bạn nào đó một số tiền nho nhỏ mỗi khi họ bắt quả tang bạn đang vi phạm một trong các nguyên tắc quyển sách này.

8/ Đánh giá lại những tiến bộ đạt được hàng tuần. Hãy tự hỏi mình đã mắc những sai lầm gì, đã cải thiện ra sao, và đã rút ra bài học gì.

9/ Kẹp quyển sổ tay vào sau quyển sách để chỉ ra bạn đã áp dụng các nguyên tắc như thê nào và khi nào.

Chương 1: Các nguyên tắc cơ bản để loại bỏ sự lo lắng

Sao bạn không tự hỏi bản thân mình và đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:

✅ 1/ Liệu tôi có đang lảng tránh cuộc sống hiện tại vì cứ mãi lo nghĩ cho tương lai hay mơ tưởng đến “một vườn hồng huyền ảo ở tít tận chân trời”.

✅ 2/ Liệu tôi có làm u ám ngày hôm nay của mình bằng những hối tiếc về những điều đã qua?

✅ 3/ Liệu mỗi sáng thức dậy, tôi có quyết tâm “sống trọn ngày hôm nay” để sử dụng triệt để 24 giờ mà cuộc sống đem đến cho tôi?

✅ 4/ Liệu tôi có thể sống tốt hơn khi chọn cách “sống trong ngăn kín của hiện tai” này không?

Khi nào tôi nên bắt đầu? Tuần sau?…. Ngày mai?…. Hay Hôm nay?

Chương 2: Một giải pháp nhiệm màu

Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề gì, hãy áp dụng giải pháp kỳ diệu của Willis H. Carrier bằng cách thực hiện 3 điều sau:

1/ Tự hỏi bản thân: “Điều tệ nhất có thể xảy ra là gì”.

2/ Chuẩn bị tinh thần chấp nhận điều tồi tệ nhất.

3/ Nỗ lực cải thiện tình trạng xấu nhất.

Chương 3: Tác hại của những nỗi lo

Kết thúc chương này bằng cách nhắc lại lời của bác sĩ Alexis Carrel: 

“Những người không biết chống lại lo âu sẽ chết sớm”.

Các tín đồ của nhà tiên tri Mohammed thường xăm lên ngực mình những lời dạy trong kinh Koran. Tôi cũng muốn nội dung chính của chương sách này được khắc sâu trong tâm khảm mỗi bạn đọc.

“Những ai không biết chống lại lo âu sẽ là người chết sớm!”. Bạn có chắc rằng bác sĩ Carrel không phải nói về bạn?

Chương 4: Cách phân tích và giải quyết các vấn đề gây lo lắng

“Việc suy nghĩ quá mức chỉ khiến ta rối trí và lo lắng. Đến một ngưỡng nào đó thì việc xem xét hay cân nhắc sẽ trở thành tai hại. Khi ấy chúng ta cần phải quyết định, rồi hành động đến cùng”.

Chương 5: Cách xóa bỏ 50% lo lắng trong công việc

Tôi tin bạn sẽ áp dụng 4 câu hỏi trên để giải quyết những rắc rối trong công việc của mình. Xin nhắc với bạn rằng những người đã từng áp dụng đều công nhận là chúng có thể  giảm bớt hơn 50% những lo lắng của họ. Bạn hãy nhớ kỹ bốn câu hỏi này nhé:

  • Vấn đề là gì?
  • Đâu là nguyên nhân gây ra vấn đề?
  • Tất cả những giải pháp có thể đưa ra để giải quyết vấn đề là gì?
  • Giải pháp tốt nhất là gì?

Chương 6: Để Tâm trí không còn chỗ cho sự lo lắng

George Bernard Shaw đã đúng khi tổng kết rằng: “Muốn làm cho mình khốn khổ thì chỉ cần hỏi” bản thân có hạnh phúc hay không”.  Vì vậy, đừng nên dành thời gian cho việc nghĩ ngợi mà hãy xắn tay vào công việc và giữ cho mình luôn bận rộn. Khi lao mình vào công việc, máu trong cơ thể bạn sẽ lưu thông mạnh mẽ, trí óc sẽ năng động và nguồn sống dồi dào của cơ thể sẽ sớm xua tan nỗi lo lắng trong bạn.

Đừng ăn không ngồi rồi mà hãy giữ cho mình luôn hoạt động hướng về một mục đích tốt đẹp. Đó là phương thuốc rẻ nhất và hữu hiệu nhất trên đời để chữa trị căn bệnh lo lắng.

Để loại bỏ thói quen hay lo lắng, hãy tuân theo

Nguyên tắc 1:  Hãy giữ cho mình luôn bận rộn.

Chương 7: Gạt bỏ những điều vụn vặt

Để có thể gạt bỏ nỗi lo lắng trước khi nó hủy hoại bạn, hãy tuân theo

Nguyên tắc 2: Đừng quan tâm quá nhiều đến những chuyện vặt vãnh Hãy nhớ rằng “Cuộc đời quá ngắn ngủi để có thời gian xét nét những điều vụn vặt.

Chương 8: Luật bình quân – phương thuốc hiệu nghiệm!

Để gạt bỏ thói quen lo lắng trước khi nó hủy hoại bạn – hãy tuân theo

Nguyên tắc 3: Hãy kiểm tra các số liệu! hãy tự hỏi bản thân “Theo luật bình quân thì xác suất xãy ra sự việc mình đang lo lắng là bao nhiêu?”

Chương 9: Hợp tác với những điều không thể tránh khỏi

Hãy gắng nhẹ nhàng đón nhận những điều cần phải như vậy”. Những lời này đã được nói ra từ 399 năm trước khi Chúa giáng sinh; nhưng ngày nay, trong cái thế giới già cỗi và đầy rẫy lo âu này, nó lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Vì vậy, để loại bỏ thói quen hay lo lắng trước khi hủy hoại bạn, hãy tuân theo

Nguyên tắc 4: Hợp tác với những điều không thẻ tránh khỏi

Chương 10: Đặt lệnh “Dừng” cho nỗi lo lắng

Tất cả những việc này dẫn đến kết cục gì? Tại sao hai con người ấy lại tự biến tổ ấm duy nhất của mình thành cái mà Tolstoy vẫn gọi là “nhà thương điên”? Tất nhiên, có vài lý do. Một trong số đó là vì cả hai đều có ước muốn cháy bỏng là sẽ giành được sự đồng cảm từ phía bạn và tôi. Chính thái độ nhìn nhận của lớp hậu thế chúng ta đã khiến họ phải lao tâm khổ tứ và tốn biết bao công sức như thế!

Nhưng chúng ta có buồn nói vọng xuống địa ngục để phân giải ai có lỗi hay không? Không, tất nhiên là không. Chúng ta còn phải lo giải quyết các rắc rối của mình chứ hơi đâu mà xét đoán chuyện nhà Tolstoy. Hai con người tội nghiệp ấy đã phải trả cái giá quá đắt cho “chiếc còi” của họ! Năm mươi năm sống trong một địa ngục trần gian – chỉ vì không ai đủ sáng suốt để nói hai từ “Dừng lại”. Chỉ vì không ai đủ tỉnh táo cân nhắc cái được cái mất và chỉ ra: “Hãy đặt một lệnh dừng với việc này ngay lập tức. Chúng ta đang phí hoài cuộc đời mình. Hãy cùng nói: Thế là đủ!”.

Vì vậy, để gạt bỏ thói quen lo lắng trước khi nó hủy hoại bạn, hãy tuân theo

Nguyên tắc 5: Đặt một lệnh “dừng” đối với nỗi lo lắng của chúng ta. Đừng dành cho nó sự quan tâm quá mức.

Chương 11: Sống với hiện tại, bỏ qua quá khứ

Hẳn nhiên chúng ta ai cũng có lúc phạm phải sai lầm và làm những điều ngớ ngẩn! Nhưng như thế thì đã sao? Có ai là người chưa từng phạm sai lầm? Ngay đến Napoleon cũng bị thua trong 1/3 số trận đánh quan trọng của mình. Dù sao thì cũng chẳng ai có thể quay ngược lại quá khứ. Bởi vậy, bạn hãy tự nhớ

Nguyên tắc 6: Hãy sống với hiện tại và để cho quá khứ chôn vùi những sai lầm của nó!

Chương 12: Suy nghĩ và hành động một cách vui tươi

NGAY HÔM NAY

1/ Ngay hôm nay, tôi sẽ vui vẻTôi thừa nhận những gì Abraham Lincoln đã nói: “Khi người ta quyết định vui vẻ thì họ sẽ được vui vẻ gần như thế”. Hạnh phúc có từ chính bên trong chúng ta chứ không phải từ ngoại cảnh.

2/ Ngay hôm nay, tôi sẽ cố gắng thích nghi với thực tế thay vì cố gắng bắt mọi thứ phải thay đổi theo mong muốn chủ quan của mình. Tôi sẽ chấp nhận gia đình, công việc và sự may mắn như chúng vốn như vậy và tìm cách điều chỉnh bản thân để phù hợp với chúng.

3/ Ngay hôm nay, tôi sẽ chăm sóc, rèn luyện cơ thể mình. Tôi sẽ không lạm dụng hay bỏ bê nó; có như vậy thì nó mới trở thành một cỗ máy hoàn hảo tuân theo mọi mệnh lệnh của tôi.

4/ Ngay hôm nay, tôi sẽ cố gắng rèn luyện trí óc. Tôi sẽ học hỏi điều gì đó hữu ích. Tôi quyết không là một kẻ chỉ suy nghĩ lan man. Tôi sẽ đọc một quyển sách đòi hỏi phải nỗ lực, suy nghĩ và tập trung.

5/ Ngay hôm nay, tôi sẽ rèn luyện tâm hồn mình bằng ba cách. Tôi sẽ bí mật giúp đỡ vài người mà không cho họ biết. Và theo William James, tôi sẽ làm ít nhất hai điều mình không muốn làm để tự rèn luyện.

6/ Ngay hôm nay, tôi sẽ tỏ ra thật dễ thương. Trông tôi phải thật rạng rỡ. Tôi sẽ ăn mặc chỉnh tề, nói năng nhỏ nhẹ, cư xử lịch thiệp và hào phóng với những lời khen ngợi, không phê bình một ai, không chê trách điều gì và không tìm cách chấn chỉnh người nào.

7/ Ngay hôm nay, tôi sẽ không nóng vội muốn giải quyết vấn đề cả đời chỉ trong một ngày. Và như thế, thay vì phải chịu đựng 12 giờ lo lắng như trong địa ngục về nó, tôi có thể làm việc hiệu quả hơn.

8/ Ngay hôm nay, tôi sẽ lập một kế hoạch. Tôi sẽ viết ra những việc mình muốn làm trong từng giờ. Ngay cả khi không thực hiện được chính xác thì ít nhất tôi cũng đã cố gắng. Điều này sẽ giúp loại bỏ được hai tính xấu: “hấp tấp” và “lưỡng lự”.

9/ Ngay hôm nay, tôi sẽ dành nữa giờ yên tĩnh để thư giãn một mình. Trong lúc đó, đôi khi tôi có thể nghĩ về Chúa như một cách tạo ra viễn cảnh tươi sáng hơn cho đời mình.

10/ Ngay hôm nay, tôi sẽ không sợ hãi, đặc biệt là không sợ hãi trong việc vươn tới một cuộc sống hạnh phúc hơn, để tận hưởng những điều tươi đẹp, để yêu và để tin rằng tôi cũng xứng đáng được yêu thương.

Nói tóm lại, nếu chúng ta muốn có được một thái độ tinh thần giúp mang lại sự bình yên và hạnh phúc, hãy tuân theo

Nguyên tắc 7: Suy nghỉ và hành động một cách vui tươi.

Chương 13: Chấm dứt việc trả đũa

Tôi được nuôi dạy trong một gia đình có thói quen hằng đêm đều đọc Kinh thánh hoặc một đoạn Thánh thư rồi quỳ xuống thì thầm “lời cầu nguyện của gia đình”. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh cha trong trang trại vắng vẻ ở Missiouri, nhắc lại lời Chúa Jesus – những lời sẽ còn tồn tại mãi cùng với lý tưởng nhân ái của con người : “Hãy yêu thương kẻ thù của mình, chúc phúc cho những ai đã nguyền rủa mình, làm việc thiện cho những ai ghét mình, hãy cầu nguyện cho những người gây hiềm khích và ngược đãi mình”.

Cha tôi đã cố sống theo những lời răn dạy đó của Chúa Jesus; và chúng đã đem đến cho người sự bình yên trong tâm hồn – điều mà những vị vua chúa cũng hiếm khi có được.

Để có thái độ tinh thần có thể mang lại cho bạn sự thanh thản, hạnh phúc, bạn hãy ghi nhớ

Nguyên tắc 8: Đừng bao giờ cố trả đũa kẻ thù của mình, bởi khi đó chúng ta sẽ làm tổn thương bản thân còn nhiều hơn là tổn thương họ.

Chương 14: Không buồn lòng về sự vô ơn

Để không phải bất mãn và lo lắng về thái độ vô ơn, bạn hãy ghi nhớ

Nguyên tắc 9:

1/ Thay vì phẫn nộ về thái độ vô ơn, hãy chấp nhận đó là một điều bình thường.

 

2/ Hãy nhớ rằng cách duy nhất để có thể tìm thấy hạnh phúc là đừng mong đợi được biết ơn mà hãy cứ cho đi và vui hưởng niềm hạnh phúc từ việc làm ấy.

 

3/ “Lòng biết ơn là trái ngọt cần vun trồng”. Vì vậy, nếu muốn con cái có thái độ biết ơn thì chúng ta phải dạy bảo chúng bằng chính hành động và thái độ của mình.

Chương 15: Những gì bạn có: Quý giá hơn hàng triệu đô-la

Đã khi nào chúng ta có ý nghĩ cám ơn cuộc đời vì những điều ta vẫn cho là “tầm thường” đó chưa? Chắc là không. Thậm chí, tôi biết có nhiều người đã cảm thấy vô cùng khổ sở với những chiếc bong bóng xà phòng trong bồn rửa chén! Nếu thế thì chúng ta nên tự xấu hổ với chính mình. Chúng ta được sống trong một xứ sở thần tiên đẹp tuyệt vời là cuộc đời này, nhưng lại quá mù quáng mà không nhận ra điều đó, có lẽ vì quá đầy đủ nên không biết hưởng thụ nó.

Vậy thì giờ đây, bạn có thể ngừng lo lắng và bắt đầu sống thực sự khi làm theo

Nguyên tắc 10:

Hãy nghỉ đến những điều may mắn mà bạn có được

Chứ không phải những rắc rối!

Chương 16: Hãy là chính mình!

Để gieo mầm một thái độ tinh thần giúp xua tan lo lắng và mang lại sự thanh bình, hãy thực hiện

Nguyên tắc 11:

Đừng bắt chước người khác

Hãy khám phá bản thân và tự tin là chính mình.

Chương 17: Nếu đời cho ta một quả chanh, hãy pha thành ly nước chanh

Đó không chỉ là cuộc sống. Nó còn hơn cả cuộc sống. Đó là sự chiến thắng số phận!

Nhằm xây dựng một thái độ tinh thần có thể đem đến sự thanh thản và hạnh phúc, chúng ta hãy làm theo

Nguyên tắc 12:

Nếu số phận chỉ cho ta một quả chanh,

Hãy cố gắng pha thành ly nước chanh.

Chương 18: Các thoát khỏi phiền muộn trong 14 ngày

Nếu bạn định “làm những điều tốt đẹp hơn cho người khác” như Dreiser cổ vũ thì hãy bắt đầu ngay đi thôi. Thời gian không chờ đợi ai. “Tôi chỉ đi qua con đường này một lần mà thôi. Hãy để tôi bày tỏ lòng tốt và thực hiện những việc tốt đẹp tôi có thể làm ngay có lúc này. Đừng để tôi ngần ngại hay trì hoãn, vì tôi sẽ không đi qua con đường này lần nữa”.

Hãy xóa tan âu lo, gieo mầm hạnh phúc và thanh thản bằng

Nguyên tắc 13:

Hãy quyên đi bản thân mà hãy mang miền vui, hạnh phúc đến cho người khác.

Chương 19: Không ai soi mói một kẻ tầm thường

Nếu bạn đang lo lắng vì bị chỉ trích bất công, hãy nghĩ đến

Nguyên tắc 14 sau đây:

Một lời chỉ trích bất công thường là những lời ca ngợi bị biến hình vì ghen tỵ

Hãy nhớ, không ai thèm soi mói một kẻ tầm thường!

Chương 20: Để không tổn thương vì những lời chỉ trích

Khi gặp phải những nhận xét không công bằng, chúng ta hãy nhớ

Nguyên tắc 15:

Làm tốt nhất những gì có thể; Rồi bật chiếc dù của bạn lên để cơn mưa nhật xét không làm ướt gáy bạn.

Chương 21: Những điều dại dột tôi từng làm

Để khỏi phải lo lắng vì những lời chê trách, hãy làm theo

Nguyên tắc 16:

Ghi nhận và phân tích những điểm yếu của bạn thân

Chương 22: Tác hại của sự mệt mỏi

Nguyên tắc 17:

Nghỉ ngơi điều độ, nghỉ ngơi trước khi bị quá sức

Chương 23: Nguyên nhân và cách khắc phục trạng thái mệt mỏi

Dưới đây là bốn ý giúp bạn thư giãn:

1/ Thư giãn trong những phút rảnh rỗi. Hãy để cơ thể mềm mại như một chiếc tất cũ. Mỗi khi làm việc, tôi lại đặt lên bàn chiếc tất cũ màu hạt dẻ để nhắc mình phải biết thả lỏng cơ thể. Nếu bạn không có tất thì hãy tìm một chú mèo. Bạn đã từng ôm một chú mèo đang nằm sưởi nắng chưa? Hẳn bạn sẽ thấy cơ thể nó mềm dịu và hoàn toàn thả lòng trong đôi tay bạn. Những bậc thầy Yoga của Ấn Độ cũng khuyên rằng nếu bạn muốn làm chủ nghệ thuật thư giãn, hãy tìm hiểu về loài mèo. Tôi chưa hề thấy có chú mèo nào bị mệt mỏi, suy nhước thần kinh, mất ngủ, lo lắng hay loét dạ dày bao giờ. Có thể, bạn sẽ tránh được tất cả những căn bệnh này nếu học được cách thư giãn như loài mèo.

2/ Làm việc trong tư thế thoải mái nhất có thể. Hãy nhớ rằng những căng thẳng trong cơ thể dẫn đến chứng đau vai và mệt mỏi tinh thần.

3/ Lắng nghe cơ thể bốn đến năm lần mỗi ngày, và tự hỏi bản thân: “Có phải mình đang phung phí sức lực trên mức cần thiết không? Liệu mình có đang bắt một số bộ phận của cơ thể phải vận động dù chúng chẳng có mối liên quan gì với công việc đang làm không?”. Quá trình ấy sẽ giúp bạn hình thành thói quen thư giãn, và như bác sĩ David Harold Fink nói: “Đối với những người am hiểu tâm lý học thì thói quen là một nhân tố có tính chất quyết định đáng kể”.

4/ Cuối ngày, hãy khám sức khỏe cho bản thân bằng cách tự hỏi: “Mình mệt mỏi như thế nào? Nếu có mệt mỏi thì nguyên nhân cũng không xuất phát từ công việc trí óc mình thực hiện mà xuất phát từ cách mình thực hiện công việc ấy”. Daniel W. Josselun nói: “Tôi đánh giá thành quả của mình không dựa vào mức độ mệt mỏi, mà căn cứ trên mức độ không mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc… Nếu thấy mệt mỏi hoặc cáu gắt, tôi hiểu rằng mình đã có một ngày kém hiệu quả cả về chất và lượng”. Nếu mọi doanh nhân Hoa Kỳ đều hiểu được bài học này thì tỷ lệ tử vong vì căn bệnh “căng thẳng cực độ” sẽ giảm xuống chỉ sau một đêm. Và chúng ta sẽ không còn phải thấy cảnh các viện điều dưỡng đông nghịch những bệnh nhân mắc chứng mệt mỏi và lo âu.

Hãy nhớ Nguyên  tắc 18:

Học cách thư giản trong khi đang làm việc

 

Chương 24: Các bà nội trợ hãy tránh mệt mỏi để được trẻ mãi

Áp dụng các biện pháp khi ở nhà

Chương 25: Bón thói quen tốt khi làm việc

Thói quen thứ nhất:

Chỉ để trên bàn những giấy tờ liên quan đến vấn đề phải giải quyết ngay.

Thói quen thứ hai:

Giải quyết mọi việc theo thứ tự quan trọng

Thói quen thứ ba:

Khi gặp vấn đề nảy sinh, hãy giải quyết ngay nếu thấy có đầy đủ các yếu tố để ra quyết định.

Thói quen thứ tư:

Học cách tổ chức, ủy quyền và giám sát

Chương 26: Cách xua tan nỗi buồn chán

Với những suy nghĩ đúng đắn, hợp lý, bạn có thể làm cho mọi việc trở nên dễ chịu hơn. Ông chủ nào chẳng muốn bạn say mê với công việc để làm giàu thêm cho ông ta. Nhưng đừng bận tâm đến việc sếp của bạn muốn gì, hãy chỉ nghĩ đến sự hứng thú mà công việc đem lại cho bạn.

Hãy tự nhắc bản thân rằng niềm say mê công việc sẽ giúp nhân đôi hạnh phúc trong cuộc đời bạn, bởi bạn dành gần như một nửa cuộc đời để làm việc. Hãy luôn nhắc nhở mình rằng hứng thú với công việc sẽ khiến đầu óc bạn được thảnh thơi và về lâu dài, nó còn giúp bạn thăng tiến và được tăng lương. Ngay cả khi không làm được như thế, thì nó cũng làm giảm tối đa sự mệt mỏi của bạn và giúp bạn có được những giờ phút thư giãn.

Cách tốt nhất để xua tan nỗi buồn chán, tìm thấy niềm vui và sự thú vị trong công việc là áp dụng

Nguyên tắc 19:

Nhiệt tình với công việc

Chương 27: Cách tránh lo lắng vì mất ngủ

Vậy, để không còn phải lo lắng về chứng mất ngủ, bạn hãy làm theo 5 quy tắc sau:

1. Nếu không ngủ được, hãy học theo Samuel Untermyer: Ngồi dậy và làm việc hay đọc sách cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.

2. Nhớ rằng chưa co ai chết vì thiếu ngủ. Lo lắng về chứng mất ngủ thường gây ra những hậu quả còn tệ hại hơn bản thân căn bệnh này.

3. Thử cầu nguyện – hay đọc chương XXIII của Kinh thánh, giống như Jeanette MacDonald đã làm.

4. Thả lỏng cơ thể.

5. Tập thể dục. Hãy làm cho cơ thể bạn mệt đến mức không thể thức được nữa.

Để không phải khổ sở vì căn bệnh mất ngủ, hãy nhớ

Nguyên tắc 20:

Không nên lo lắng về sự mất ngủ. Chính sự lo lắng về chứng mất ngủ mới hủy hoại sức khỏe của bạn – chứ không phải chứng mất ngủ.

Xem review sách:  Kho báu vô giá của hạnh phúc và niềm vui!

Nhờ các phương pháp của Dale Carnegie, hàng triệu người đọc đã xây dựng được thái độ sống tích cực, an tâm cảm nhận hạnh phúc và mãi mãi loại bỏ thói quen lo lắng:

Hãy đóng chặt những cánh cửa sắt dẫn đến quá khứ và tương lai. Chỉ sống trong những vách ngăn của hiện tại

Nhìn nhận những mặt tích cực của cuộc sống

Khi làm việc đến quên mình, ta cũng quên đi mọi lo lắng

Thử kiểm tra theo luật bình quân, xác suất xảy ra điều bạn đang lo lắng là bao nhiêu phần trăm?

Luôn nỗ lực hết mình

Hãy nghĩ đến những may mắn bạn có được chứ không phải là những rắc rối

Hãy quên đi bản thân bằng cách quan tâm đến người khác. Mỗi ngày làm một điều tốt có thể khiến ai đó mỉm cười

fahasa khuyến mãi sách kinh tế
fahasa khuyến mãi sách kinh tế

Qua hơn nửa thế kỷ, những lời khuyên thiết thực và sâu sắc của Dale Carnegie vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

[atcoupon type="fahasa"][atcoupon type="vinabook"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *