Hành trình về phương Đông kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người.
Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, diện kiến nhiều pháp thuật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo…của nhiều pháp sư, đạo sĩ,…họ được tiếp xúc với những vị chân tu thông thái sống ẩn dật ở thị trấn hay trên rặng Tuyết Sơn.
Nhờ thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thiền định, thuật chiêm tin, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, những kiến thức về nhân duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết…
Cuốn sách này là một phần trong bộ hồi ký nổi tiếng của giáo sư Blair T. Spalding(1857 – 1953). Nguyên tác “Life and Teaching of the Masters of the Far East” (xuất bản năm 1935) có tất cả sáu quyển, ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư.
Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn gồm các nhà khoa học hàng đầu của Hoàng gia Anh đi từ Anh quốc sang Ấn Độ, các cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở châu Á và ở dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Ba quyển sau là những ghi nhận riêng của giáo sư Spalding về các cuộc hành trình, sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, cùng bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn Độ sống đời ẩn sĩ.
Hồi ký của giáo sư Spalding là một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dữ kiện được đoàn ghi nhận đầy đủ một cách khoa học, và cho đến nay vẫn còn nhiều độc giả hâm mộ, nhiệt liệt tán thưởng các quyển hồi ký này.
Hành trình về phương Đông mở ra một chân trời mới để Đông Tây gặp nhau, để khoa học Minh Triết hội ngộ, để Hiện đại Cổ xưa giao duyên, để Đất Trời là một. Thế giới, vì vậy đã trở nên hài hòa hơn, rộng mở, diệu kỳ hơn và, do đó, nhân văn hơn.
Nguyên Phong là dịch giả nổi tiếng với thể loại sách tâm linh và văn hóa phương Đông. Riêng với quyển “Hành trình về phương Đông”, có lẽ quyển sách này đã “tự tìm” đến ông khi ông vào thư viện của trường, ngang khu sách tôn giáo thì thấy một quyển sách rơi trên lối đi. Ông nhặt lên, không nhìn xem đó là quyển gì. Đi một vòng quay lại, lại thấy cuốn sách kia rơi trên lối đi, ông nhặt lên và có nhìn xem tên quyển sách trước khi xếp nó vào giá. Đến khi mọi người đã vãn, ông đi lại khu sách cũ, lại thấy quyển sách kia nằm giữa ngay lối đi. Và cuối cùng ông mượn về, đọc một mạch, đọc lại rồi đọc lại. Sau đó, dịch quyển sách ấy ra tiếng Việt với tên: “Hành trình về phương Đông” như bạn đọc thấy hiện nay.
[show_Qc_Ads_Post]Mời các bạn đọc những chương đầu của tác phẩm “Life and Teaching of the Masters of the Far East”,được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề “Hành Trình Về Phương Đông”.
[show_list_product merchant=”0″ cate=”37″ sale=”0″ col=”3″ limit=”0″ min=”50″ max=”100″]Quyển sách được thiết kế rất đẹp, hình thức trang trọng. Phần nội dung có hiệu chỉnh, sửa một số từ mà người dịch dùng rất khác biệt với cách hiểu của đa số đọc giả ngày nay.
Tham khảo chi tiết sách tại đây Fahasa
[show_coupon_end_post]